Wednesday 11 November 2020

Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, lý giải việc khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu với việc quản lý sử dụng nguồn lực dẫn đến vấn đề người quản lý có thể hành động theo lợi ích riêng của họ nhiều hơn so với lợi ích của chủ sở hữu, và được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Jensen và Meckling (1976) cho rằng lý thuyết đại diện hay còn gọi là lý thuyết ủy quyền (Agency theory) tập trung vào mối quan hệ giữa bên ủy quyền (Principals) với bên đại diện (Agents), theo đó bên đại diện sẽ có một số quyền hạn nhất định dựa trên sự ủy quyền của bên ủy quyền.

Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột lợi ích sẽ phát sinh khi có sự bất cân xứng thông tin (trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin - các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin không ngang nhau) giữa bên ủy quyền và bên đại diện.

Trong công ty cổ phần, mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên đại diện bao gồm mối quan hệ giữa chủ sở hữu (cổ đông) và nhà quản lý thông qua việc cổ đông ủy quyền điều hành doanh nghiệp cho nhà quản lý, và mối quan hệ giữa chủ nợ và cổ đông công ty thông qua việc chủ nợ ủy quyền cho cổ đông sử dụng vốn do chủ nợ cấp tín dụng.

Trong mối quan hệ giữa cổ đông và nhà quản lý, thông thường sự bất cân xứng thông tin xảy ra theo chiều hướng nhà quản lý sẽ biết nhiều thông tin hơn cổ đông, chẳng hạn thông tin về khả năng đạt được mục tiêu của công ty, những rủi ro hiện có của công ty.

Theo đó, nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích cá nhân thay vì tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Chẳng hạn, các nhà quản lý sợ rủi ro sẽ bỏ qua các cơ hội mang lại lợi nhuận mà trong đó các cổ đông của công ty sẽ thích họ đầu tư, hay các nhà quản lý được trả lương thưởng dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh thì có thể tìm mọi cách để đạt được kết quả kinh doanh tốt với mong muốn nhận được lợi ích từ đó.

Trong mối quan hệ giữa chủ nợ và cổ đông công ty, thông thường sự bất cân xứng thông tin xảy ra theo chiều hướng cổ đông công ty sẽ biết nhiều thông tin hơn chủ nợ, chẳng hạn thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, thông tin về khả năng trả nợ vay.

Nếu công ty sử dụng vốn vay không hiệu quả, có thể dẫn đến rủi ro cho chủ nợ là không thể thu hồi được vốn cho vay. Vì vậy, khi quyết định cho vay, các chủ nợ thường đánh giá rủi ro, mà chủ yếu là dựa vào tình hình tài chính của công ty được thể hiện trên báo cáo tài chính được kiểm toán. Một báo cáo tài chính thể hiện kết quả hoạt động tốt thường được các chủ nợ đánh giá là ít rủi ro và ra quyết định cho vay. Và nhà quản trị có thể thực hiện được điều này thông qua việc sử dụng các chính sách kế toán.

Như vậy, lý thuyết đại diện giải thích việc người quản lý thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính nhằm tối đa lợi ích của mình. Theo đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng các công ty niêm yết được kiểm toán bởi Big4 sẽ có mức độ quản trị lợi nhuận thấp hơn các công ty niêm yết không được kiểm toán bởi Big4.

Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua Bất động sản liên kết tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hoạt động cho vay mua Bất động sản liên kết để tìm ra các rủi ro phát sinh trong và sau quá trình cho vay từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và xây dựng hoàn chỉnh sản phẩm cho vay mua Bất động sản liên kết tại HDBank.

Monday 22 June 2020

Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp


Doaɳɧ ɳgɧiệp là mộ bộ pɧậɳ cấu ɧàɳɧ của ɳềɳ kiɳɧ ế. Kɧi ɳềɳ kiɳɧ ế ɳgày càɳg pɧá riểɳ, ɧì các pɧươɳg ɧức sảɳ xuấ, ổ cɧức doaɳɧ ɳgɧiệp ɳgày càɳg đa dạɳg và mở rộɳg. ɧiệɳ ɳay rêɳ pɧươɳg diệɳ lý ɧuyế có kɧá ɳɧiều quaɳ ɳiệm kɧác ɳɧau về doaɳɧ ɳgɧiệp, mỗi quaɳ ɳiệm đều maɳg roɳg ɳó có mộ ɳội duɳg ɳɧấ địɳɧ với mộ giá rị ɳɧấ địɳɧ. ɧeo quaɳ điểm của ác giả, có ɧể quaɳ ɳiệm về doaɳɧ ɳgɧiệp ɳɧư sau: Doaɳɧ ɳgɧiệp là mộ ổ cɧức kiɳɧ ế có ư cácɧ pɧáp ɳɧâɳ được ɧàɳɧ lập ɧeo quy địɳɧ của pɧáp luậ để ɧực ɧiệɳ các ɧoạ độɳg kiɳɧ doaɳɧ ɳɧằm đạ được các mục iêu đã địɳɧ.
roɳg ɳềɳ kiɳɧ ế ɧị rườɳg, vốɳ là mộ yếu ố và là iềɳ đề cơ bảɳ cɧo việc ɧìɳɧ ɧàɳɧ và pɧá riểɳ ɧoạ độɳg kiɳɧ doaɳɧ của doaɳɧ ɳgɧiệp. Để bắ đầu mộ quá rìɳɧ sảɳ xuấ kiɳɧ doaɳɧ, doaɳɧ ɳgɧiệp cầɳ có lượɳg vốɳ iềɳ ệ ɳɧấ địɳɧ để ɧìɳɧ ɧàɳɧ ài sảɳ cầɳ ɧiế pɧục vụ cɧo ɧoạ độɳg sảɳ xuấ kiɳɧ doaɳɧ ɳɧằm đạ ới mục iêu ɳɧấ địɳɧ đã đề ra. Doaɳɧ ɳgɧiệp có ɧể sử dụɳg ɳɧiều ɳguồɳ vốɳ kɧác ɳɧau để đáp ứɳg ɳɧu cầu vốɳ cɧo ɧoạ độɳg kiɳɧ doaɳɧ. ɳɧằm đạ được ɧiệu quả sử dụɳg vốɳ cao ɳɧấ, doaɳɧ ɳgɧiệp pɧải biế cácɧ ổ cɧức pɧối ɧợp sử dụɳg các ɳguồɳ vốɳ để ạo ra mộ cấu rúc ài cɧíɳɧ ɧợp lý đem lại lợi ícɧ cao ɳɧấ cɧo cɧủ sở ɧữu, cɧo doaɳɧ ɳgɧiệp. ɧiệɳ ɳay có ɳɧiều cácɧ pɧá biểu về cấu rúc ài cɧíɳɧ của doaɳɧ ɳgɧiệp, có ɧể ɧấy ɳɧư sau:
Cấu rúc ài cɧíɳɧ được ɧiểu là rọɳg các ɳguồɳ vốɳ roɳg ổɳg giá rị ɳguồɳ vốɳ mà doaɳɧ ɳgɧiệp ɧuy độɳg, sử dụɳg vào ɧoạ độɳg kiɳɧ doaɳɧ [38].
Cấu rúc ài cɧíɳɧ được ɧiểu là cơ cấu của oàɳ bộ các kɧoảɳ ɳợ pɧải rả và vốɳ cɧủ sở ɧữu của doaɳɧ ɳgɧiệp. Cấu rúc vốɳ cɧỉ ra cơ cấu của các ɳguồɳ vốɳ dài ɧạɳ (cổ pɧiếu ɧườɳg, cổ pɧiếu ƯĐ, rái pɧiếu dài ɧạɳ và các kɧoảɳ vay ɳợ ruɳg và dài ɧạɳ) [7]
Cơ cấu vốɳ là quaɳ ɧệ về rọɳg giữa ɳợ và vốɳ cɧủ sở ɧữu, bao gồm vốɳ cổ pɧiếu ưu đãi, vốɳ cổ pɧầɳ ɧườɳg roɳg ổɳg số ɳguồɳ vốɳ của côɳg y [13].
ɧuậ ɳgữ cấu rúc ài cɧíɳɧ được sử dụɳg pɧổ biếɳ bởi các ɳɧà kiɳɧ ế Pɧáp, còɳ các ɳɧà kiɳɧ ế Mỹ ɧườɳg sử dụɳg ɧuậ ɳgữ cấu rúc vốɳ. ɧai ɧuậ ɳgữ cấu rúc ài cɧíɳɧ và cấu rúc vốɳ được pɧảɳ áɳɧ mối quaɳ ɧệ giữa các kɧoảɳ ɳợ và vốɳ cɧủ sở ɧữu, roɳg đó cấu rúc ài cɧíɳɧ đề cập đếɳ mối quaɳ ɧệ giữa “ɳợ và vốɳ cɧủ sở ɧữu pɧục vụ quá rìɳɧ ài rợ của doaɳɧ ɳgɧiệp”, còɳ cấu rúc vốɳ được ɧiểu là “quaɳ ɧệ ỷ lệ giữa ɳợ ruɳg dài ɧạɳ và vốɳ cɧủ sở ɧữu.
Cấu rúc ài cɧíɳɧ (capial srucure) được ɧiểu là sự kế ɧợp của ɳợ và vốɳ cɧủ sở ɧữu mà doaɳɧ ɳgɧiệp sử dụɳg để ài rợ cɧo các ài sảɳ của doaɳɧ ɳgɧiệp [56].
Có quaɳ điểm kɧác lại xem xé “cấu rúc ài cɧíɳɧ là kɧái ɳiệm rộɳg, pɧảɳ áɳɧ cấu rúc ài sảɳ, cấu rúc ɳguồɳ vốɳ và cả mối quaɳ ɧệ giữa ài sảɳ và ɳguồɳ vốɳ của doaɳɧ ɳgɧiệp”
Cấu rúc ài cɧíɳɧ của mộ doaɳɧ ɳgɧiệp được cɧia ɧàɳɧ các ɧàɳɧ pɧầɳ ùy ɧeo ɧời giaɳ đáo ɧạɳ ɳɧằm pɧục vụ cɧo quyế địɳɧ ɳguồɳ vốɳ doaɳɧ ɳgɧiệp. Về cơ bảɳ, quyế địɳɧ ɳguồɳ vốɳ bao gồm quyế địɳɧ ɳguồɳ vốɳ ɳgắɳ ɧạɳ và quyế địɳɧ ɳguồɳ vốɳ ruɳg và dài ɧạɳ.
uy ɳɧiêɳ, roɳg quảɳ rị ài cɧíɳɧ cɧúɳg a quaɳ âm đếɳ quyế địɳɧ ɳguồɳ vốɳ ruɳg và dài ɧạɳ ɧơɳ là quyế địɳɧ ɳguồɳ vốɳ ɳgắɳ ɧạɳ. Kɧi ɳói đếɳ quyế địɳɧ ɳguồɳ vốɳ, ɳếu kɧôɳg ɳói rõ ɧêm ɧì ɳgười a ɧiểu đó là quyế địɳɧ ɳguồɳ vốɳ dài ɧạɳ. ɳợ ɳgắɳ ɧạɳ kɧôɳg được quaɳ âm ɳɧiều đếɳ roɳg cấu rúc ài cɧíɳɧ của doaɳɧ ɳgɧiệp bởi vì ɳợ ɳgắɳ ɧạɳ maɳg íɳɧ ɳgắɳ ɧạɳ, ạm ɧời, kɧôɳg ảɳɧ ɧưởɳg ɳɧiều đếɳ sự pɧâɳ cɧia quyềɳ quảɳ lý, giám sá ɧoạ độɳg của doaɳɧ ɳgɧiệp. Các kɧoảɳ ɳợ ɳgắɳ ɧạɳ được sử dụɳg đáp ứɳg ɳɧu cầu vốɳ lưu độɳg ɳgắɳ ɧạɳ, kɧôɳg bị ác độɳg ɳɧiều bởi các yếu ố bêɳ roɳg và bêɳ ɳgoài doaɳɧ ɳgɧiệp. ɧơɳ ɳữa, cɧi pɧí sử dụɳg ɳguồɳ vốɳ ɳgắɳ ɧạɳ ɧấp ɧơɳ cɧi pɧí sử dụɳg ɳguồɳ vốɳ dài ɧạɳ, do đó kɧi xây dựɳg quyế địɳɧ ɧuy độɳg vốɳ, doaɳɧ ɳgɧiệp cɧỉ quaɳ âm đếɳ các ɳguồɳ vốɳ dài ɧạɳ. Cấu rúc ài cɧíɳɧ, sau kɧi rừ đi ɳợ ɳgắɳ ɧạɳ sẽ cɧo ɧấy cấu rúc vốɳ của doaɳɧ ɳgɧiệp.
Cấu rúc vốɳ của doaɳɧ ɳgɧiệp là mối quaɳ ɧệ ỷ lệ giữa ɳợ ruɳg và dài ɧạɳ với ɳguồɳ vốɳ cɧủ sở ɧữu của doaɳɧ ɳgɧiệp. Kɧi xem xé cấu rúc vốɳ của doaɳɧ ɳgɧiệp ɳgười a cɧỉ xem xé đếɳ ɳguồɳ vốɳ dài ɧạɳ, bao gồm ɳợ dài ɧạɳ và vốɳ cɧủ sở ɧữu. uy ɳɧiêɳ, ɧeo Diamoɳd (1991,1993) [54], Rajaɳ (1992) và Demirguc-Kuɳiaɳd aɳd Maksimovic (1999), ɧực iễɳ ɳgɧiêɳ cứu ɳgàɳɧ xi măɳg Việ ɳam đã cɧỉ ra rằɳg các doaɳɧ ɳgɧiệp roɳg các ɧị rườɳg mới ɳổi cɧủ yếu sử dụɳg ɳợ ɳgắɳ ɧạɳ kɧi các ràɳg buộc về mặ ɧể cɧế cɧíɳɧ sácɧ là kɧôɳg ɧiệu quả ɧoặc do cɧi pɧí sử dụɳg vốɳ, cɧíɳɧ vì ɧế ɳợ ɳgắɳ ɧạɳ được ưu ɧícɧ sử dụɳg ɧơɳ là ɳợ dài ɧạɳ. Kɧái ɳiệm ɳợ pɧải rả sẽ bao gồm ɳợ ɳgắɳ ɧạɳ và ɳợ dài ɧạɳ.
Kɧái ɳiệm cấu rúc ài cɧíɳɧ doaɳɧ ɳgɧiệp


Sunday 23 February 2020

Tổng quan về tham nhũng - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Tổng quan về tham nhũng - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ: Tham nhũng quan liêu hoặc tham nhũng hành chính công đề cập đến hành vi cố ý tạo ra những méo mó trong thực thi pháp luật, quy chế và quy định hiện hành



Tổng quan về tham nhũng

Do sự tác động đa dạng đến các khía cạnh kinh tế, văn hóa và đạo đức xã hội nên tham nhũng luôn được xem là chủ đề trọng tâm trong các lĩnh vực khoa học chính trị và kinh tế học. Những nghiên cứu học thuật về nguyên nhân và hậu của tham nhũng (trong khu vực công) được thực hiện từ một vài thập kỷ trước đây. Chẳng hạn như, luận thuyết của Scott (1972) về tham nhũng chính trị đã có những ảnh sâu xa đến tận sau này vì trong đó nêu lên nhiều hình thái khác nhau của tham nhũng như : đó là thói tham nhũng quan liêu, cơ chế xin – cho và gia đình trị, và chi phối nhà nước.

Tổng quan về tham nhũng - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Tổng quan về tham nhũng - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ: Tham nhũng quan liêu hoặc tham nhũng hành chính công đề cập đến hành vi cố ý tạo ra những méo mó trong thực thi pháp luật, quy chế và quy định hiện hành



Tổng quan về tham nhũng

Do sự tác động đa dạng đến các khía cạnh kinh tế, văn hóa và đạo đức xã hội nên tham nhũng luôn được xem là chủ đề trọng tâm trong các lĩnh vực khoa học chính trị và kinh tế học. Những nghiên cứu học thuật về nguyên nhân và hậu của tham nhũng (trong khu vực công) được thực hiện từ một vài thập kỷ trước đây. Chẳng hạn như, luận thuyết của Scott (1972) về tham nhũng chính trị đã có những ảnh sâu xa đến tận sau này vì trong đó nêu lên nhiều hình thái khác nhau của tham nhũng như : đó là thói tham nhũng quan liêu, cơ chế xin – cho và gia đình trị, và chi phối nhà nước.

Saturday 1 December 2018

Khái niệm văn hóa là gì

Có nhiều định nghĩa khác nhau để trả lời câu hỏi văn hóa là gì. Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”1. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa có tính khái quát này, trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa, chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lạc: Quản lý văn hóa là quản lý các hoạt động sáng tạo và thu hẹp hơn nữa là quản lý sáng tác văn học nghệ thuật. Thực tế quản lý văn hóa không phải như vậy, quản lý văn hóa ở cấp xã lại càng không phải chỉ có thế. Văn hóa là gì?
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.
Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Các khái niệm liên quan
Công chức làm công tác văn hóa - xã hội ở cấp xã cần biết các khái niệm sau:
- Di sản văn hóa phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác.
- Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm (Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Di tích lịch sử - văn hóa: Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Danh lam thắng cảnh: Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
- Di vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Cổ vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
- Bảo vật quốc gia: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.

Friday 23 November 2018

Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương

a). Các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý:

Thứ nhất, năng lực quản lý của người lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ,công chức trong bộ máy quản lý và đạo đức công vụ.

Đây là nhân tố quan trọng, có tính quyết định tới chất lượng, hiệu quả công tác quản lý. Để có thể quản lý tốt, đội ngũ nhân viên cần có trình độ chuyên môn vững vàng, cán bộ có năng lực lãnh đạo, khả năng sử dụng người để có thể phân công nhiệm vụ phù hợp với từng nhân viên, từng bộ phận. Có trình độ mới có thể hướng dẫn các đơn vị thực thi đúng, mới có thể phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và đưa ra được các quyết định đúng đắn. Công tác quản lý đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng và đạo đức nghề nghiệp.
Nếu bộ máy quản lý hội tụ được những người có năng lực về chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc sẽ đưa ra được nhiều quyết sách đúng đắn, đưa ra được nhiều biện pháp quản lý NS hữu hiệu, giúp nâng cao được hiệu quả công tác quản lý thu-chi ngân sách địa phương.

Hồ Chí Minh đã dạy: “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thật vậy, nếu đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền có trình độ chuyên môn nhưng thiếu đạo đức sẽ gây lãng phí, thất thoát, tham ô tài sản của nhà nước, tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng bị quản lý; gây phiền hà cho người dân; nếu có đức mà không có tài thì khó có thể thực hiện được các nhiệm vụ được giao, khó đạt được hiệu quả công việc. Như vậy, đạo đức và trình độ của người quản lý, cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định tới hiệu quả quản lý nhà nước.

Thứ hai, tổ chức bộ máy nhà nước quản lý ngân sách địa phương

Nếu  bộ máy nhà nước quản lý NS ở địa phương được tổ chức khoa học, có sự phân công, phân cấp cụ thể sẽ làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Các cơ quan quản lý có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Vì tạo điều kiện thuận lợi cho sự tuân thủ công tác quản lý và gắn trách nhiệm giải trình đối với từng cơ quan, tránh được hiện tượng khi xảy ra hậu quả không có cơ quan nào chịu nhận trách nhiệm.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành thu-chi ngân sách địa phương

Phối hợp là sự kết hợp các hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị với nhau để cho các cơ quan, đơn vị này thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các lợi ích chung.

Thứ tư, công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình

Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của bộ máy QLNN. Công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện, động lực để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

b). Các nhân tố thuộc về khách thể quản lý (đối tượng quản lý)

Thu-Chi ngân sách địa phương diễn ra ở nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều chủ thể và trong điều kiện môi trường luôn biến động, có nhiều chủ thể cùng tham gia vào công tác quản lý ngân sách địa phương do đó công tác quản lý NS gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng quản lý có ý thức tuân thủ pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Đối tượng nộp thuế nhận thức được trách nhiệm và quyền lợi trong công tác nộp thuế, chủ động nộp thuế theo đúng quy định, không trốn thuế,..sẽ tạo thuận lợi cho công tác thu NS. Các đơn vị DT chấp hành nghiêm kỷ luật tài khóa, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

c). Các nhân tố thuộc về môi trường quản lý

Một là, hệ thống các văn bản pháp luật

Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến thu-chi NS và quản lý nhà nước đối với thu-chi NS như: Luật ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, Luật Quản lý thuế; thông tư, nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị về thu-chi NS, về chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống văn bản pháp luật là nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương vì các văn bản pháp luật là cơ sở để chính quyền địa phương tổ chức thực hiện và điều hành thu-chi NS, xác định được các nhiệm vụ cần thực hiện và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong quá trình điều hành thu-chi NS các cấp.
Hệ thống văn bản pháp luật về thu, chi và QL thu, chi NS mà đồng bộ, không chồng chéo, các văn bản có sự hướng dẫn thống nhất, chi tiết, dễ hiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự chấp hành và điều hành thu, chi NS, ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý nhà nước về thu-chi NS.
Các quy định phù hợp với thực tiễn sẽ tạo thuận lợi cho công tác thực thi và nâng cao hiệu quả thu-chi NS. Chẳng hạn, định mức chi tiêu mà lạc hậu, không còn phù hợp nhưng vẫn được duy trì áp dụng dẫn đến khó thực hiện, phát sinh các hiện tượng biến báo trong thanh, quyết toán.

Hai là,  phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Về phương diện lý thuyết, mọi hoạt động quản lý ngân sách nhà nước đều có thể tập trung tại trung ương. Việc quản lý ngân sách nhà nước do trung ương thực hiện sẽ có ưu điểm tập trung quyền lực về trung ương, thể hiện được ý muốn chủ quan của chính quyền trung ương, thời gian thực hiện chu trình quản lý ngân sách nhà nước nhanh chóng. Tuy nhiên, không phân cấp quản lý ngân sách nhà nước sẽ có nhiều hạn chế như dễ rời xa nhu cầu thực tế của ĐP, không bao quát được hết các nguồn thu của địa phương, phạm vi và đối tượng quản lý nhiều và rộng, người dân khó có thể tham gia đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động thu-chi và quản lý ngân sách nhà nước; các cấp chính quyền của ĐP bị động, không chủ động trong công tác tổ chức thực hiện NS, thường có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào trung ương. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cấp chính quyền nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành NS, nâng cao trách nhiệm giải trình, nhà nước thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc phân định phạm vi trách  nhiệm và quyền hạn giữa các cấp chính quyền nhà nước trong việc quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ thu-chi ngân sách nhà nước.
Việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo hướng tăng thẩm quyền cho chính quyền ĐP sẽ giúp chính quyền ĐP chủ động, tích cực hơn trong quá trình quản lý và điều hành NS, từ đó sẽ giảm dần sự hỗ trợ NS của Trung ương cho ĐP. Có thể nói rằng ở cấp ĐP, việc phân cấp quản lý NSNN hợp lý chính là biện pháp cơ bản nhất để bồi dưỡng nguồn thu ở ĐP.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hợp lý sẽ khuyến khích các ĐP phấn đấu tăng thu NS để đáp ứng nhiệm vụ chi.
Hệ thống ngân sách nhà nước của Việt Nam hiện nay bao gồm NSTW và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm NS của các đơn  vị hành chính các cấp có tổ chức HĐND và UBND, cụ thể gồm: NS tỉnh, TP trực thuộc trung ương (gọi chung là NS tỉnh), bao gồm NS cấp tỉnh và NS của các huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh; Ngân sách huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh (gọi chung là NS huyện), bao gồm NS cấp huyện và NS các xã, phường, thị trấn; Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là NS cấp xã).
Như vậy là NS cấp dưới là một bộ phận của NS cấp trên, thể hiện tính lồng ghép trong hệ thống NS. Quy định lồng ghép của hệ thống NSNN cơ bản đảm bảo tính thống nhất và tính tuân thủ của các cấp NS. Tuy nhiên, tính lồng ghép dẫn tới tình trạng thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền bị chồng chéo, trùng lắp, không thực sự đảm bảo quyền tự chủ của cấp dưới; làm cho quy trình NS phức tạp, việc tổng hợp DT cũng như quyết toán của NS cấp trên bị kéo dài vì lệ thuộc vào cấp dưới và việc quyết định DT của cấp dưới còn mang tính hình thức vì phụ thuộc vào quyết định dự toán của cấp trên, khi HĐND quyết định dự toán NS phải căn cứ vào dự toán NS đã được cấp trên quyết định giao, cho dù DT chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại ĐP. Cấp dưới thường lập dự DT không tích cực, thể hiện ở chỗ lập DT thu thấp, DT chi cao, để được trợ cấp cân đối từ cấp trên. Chính vì vậy, nên để cấp nào quyết định DT của cấp đó nhưng cần chú trọng tới công tác giám sát, kiểm tra công tác lập DT.
HĐND cấp tỉnh được quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NS các cấp chính quyền ĐP; HĐND cấp tỉnh được quyết định một số loại phí, lệ phí trong danh mục mà UBTVQH phân cấp; HĐND cấp tỉnh được quyết định ban hành một số chế độ, định mức chi tiêu NS, định mức phân bổ NS….cho phù hợp với điều kiện ở ĐP. Việc quy định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi và thẩm quyền ban hành các chính sách, chế độ thu đã góp phần xóa bỏ tình trạng địa phương quy định các khoản thu trái với quy định pháp luật.

Ba là,  thông tin và công nghệ thông tin

Thực chất của quản lý là quá trình ra quyết định. Để ra được quyết định các cơ quan quản lý cần thu thập và xử lý thông tin. Nếu thông tin thu thập được không đầy đủ, thiếu độ tin cậy thì hiệu quả công tác quản lý sẽ không cao và ngược lại.
Thông tin về thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách….được công bố rộng rãi, kịp thời đến với các đối tượng nộp NS và  các cơ quan, đơn vị sử dụng NS sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ tuân thủ đúng quy định, do đó tạo thuận lợi cho công tác quản lý. Có thể nói chất lượng và tính kịp thời của thông tin là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý.
Thực hiện tốt việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý NS sẽ có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ người dân, giúp các cơ quan QLNN có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến thu-chi ngân sách. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời để đảm bảo được nguồn thu, đáp ứng nhiệm vụ chi, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng NS. Chẳng hạn, như ứng dụng Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho Bạc (TABMIS viết tắt từ tiếng Anh “Treasury and Budget Management Information System”) sẽ hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện NS và báo cáo NS, nâng cao tính minh bạch trong quản lý TCC, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng NS,…hay việc ứng dụng các phần mềm kế toán NS cũng giúp đơn vị sử dụng NS thuận tiện hơn trong công tác thực hiện, điều hành và quản lý thu-chi NS, giúp cho công tác báo cáo cấp trên được nhanh chóng, kịp thời.

Bốn là, chế tài xử phạt, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể

Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới kết quả công tác QLNN. Nếu chế tài xử phạt nghiêm, đủ sức răn đe đối với cả chủ thể quản lý và khách thể quản lý thì chắc chắn hiệu quả của công tác QLNN sẽ cao và ngược lại.
Đối với những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ mà được động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời thì sẽ tạo ra động lực hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn nữa.